“Nhân” – Quy tắc cốt lõi của tinh thần Samurai
仁 (Jin – Nhân) là một trong bảy quy tắc đạo đức tạo nên Samurai – Tinh thần chi phối toàn hệ tư tưởng, quan niệm và phong cách sống của người dân Nhật Bản. “Nhân” ở đây được hiểu là lòng trắc ẩn, nhân từ và bao dung dành cho vạn vật nhân sinh, ngay cả đối với kẻ thù.
Tuy nhiên, xét ở tầng nghĩa bao quát hơn, chữ “Nhân” còn là gốc rễ của những phẩm chất cao đẹp khác. Xuất phát từ lòng nhân, một Samurai sẽ gạt bỏ chủ nghĩa cá nhân, luôn đặt lợi ích chung làm đại cục – đó là hy sinh. Mang trên vai sứ mệnh bảo vệ và phục vụ lợi ích chung của lãnh chúa, các binh sĩ dưới trướng, của gia đình và rộng hơn là cả thiên hạ, từ đó tôi rèn thành sức mạnh vĩnh cửu để vượt qua mọi khó khăn thách thức – đó là dũng khí.
Một nhóm chiến binh Samurai Nhật Bản chụp vào thế kỷ XIX. Ảnh: Kusakabe Kimbei
Người Nhật có câu: “Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo”. Như cánh anh đào lụi tàn khi đương độ đẹp nhất, võ sĩ Samurai cũng sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng cao đẹp, để lại một đời huy hoàng cùng những bài học giá trị về dũng khí và ý chí. Theo dòng chảy lịch sử, những bài học lấy “Nhân” làm gốc ấy đã phát triển thành những tầng giá trị cao hơn, tạo nên hào khí và sự kiên cường của cả một dân tộc.
“Nhân” – “Di sản” giúp vượt qua nghịch cảnh
Vốn là một đảo quốc tọa lạc trên biển Thái Bình Dương, nhưng Nhật Bản không được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên phong phú. Thay vào đó, là thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi nhưng người Nhật chưa bao giờ trở nên bi thương, tuyệt vọng hay đổ lỗi. Nhờ kế thừa “di sản” lấy “Nhân” làm gốc, họ luôn tìm thấy chồi hoa vươn lên mạnh mẽ từ kẽ đá.
Đất đai khô hạn cùng với sự tàn khốc của thiên nhiên ư? Đó chính là cơ hội để người Nhật phát kiến và phát triển nền nông nghiệp trong nhà kính, từ đó thúc đẩy ngành nông nghiệp đất nước đi lên vững chắc và trở thành nền nông nghiệp kiểu mẫu trên toàn thế giới.
Sự hồi sinh thần kỳ của Nhật Bản chỉ sau 1 năm xảy ra thảm họa kép năm 2011. Ảnh: Toru Yamanaka
Những đổ nát, đói rét, thương vong sau thảm họa ư? Đó chính là lúc ý chí, tinh thần đoàn kết và lòng trắc ẩn của người Nhật được đẩy lên cao trào, là lúc cả thế giới được chứng kiến hình ảnh từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng để nhận đồ cứu trợ, thay vì những xô đẩy, giẫm đạp để nhận về phần hơn theo bản năng sinh tồn.
Hình ảnh người dân Nhật Bản kiên nhẫn xếp hàng dài nhận cứu trợ sau thảm họa sẽ mãi là bài học đắt giá cho cả nhân loại về dũng khí và sự hy sinh “một người vì mọi người”. Ảnh: Kenichi Unaki
Đại dịch toàn cầu Corona giáng một đòn “chí mạng” vào nền kinh tế toàn cầu ư? Đó chính là lúc những người đứng đầu các doanh nghiệp gốc Nhật Bản – với “cái đầu lạnh” ứng với dũng khí – xem là thời điểm lý tưởng để nghiên cứu, tập trung sắp xếp lại sản phẩm và dịch vụ, lùi một bước để tiến ba bước; đó cũng là lúc họ – với “trái tim nóng” ứng với hy sinh – tìm mọi cách để doanh nghiệp vượt qua nghịch cảnh, đảm bảo cuộc sống cho đội ngũ nhân viên, tìm mọi cách để bầu bạn, truyền cảm hứng cho khách hàng trong thời gian giãn cách đầy những hoang mang và khó khăn.
Menard – Thương hiệu mỹ phẩm và spa cao cấp từ Nhật Bản – là một trong những doanh nghiệp khéo léo ứng dụng giá trị “Nhân” để vững vàng vượt qua “cơn bão” Covid-19 tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Menard Việt Nam.
Không phải là tài nguyên thiên nhiên, không phải là may mắn trời cho, Nhật Bản hiên ngang vượt qua nghịch cảnh bằng chính con người cùng những giá trị, văn hoá mà họ đúc kết được từ ý thức tự tôn dân tộc. Họ chính là tấm gương để cả thế giới soi rọi tại thời điểm chuẩn bị bước sang một chương mới tươi sáng hơn – năm 2021.