Tập 71 chương trình “Bác sĩ gia đình” được phát sóng lúc 12h50 chủ nhật ngày 5/4 trên kênh THVL1 với chủ đề “Mẹo xử trí nhanh, cứu nguy khi đường huyết bị hạ đột ngột” với sự đồng hành của Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Tuyết Hoa – Giám đốc Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã giúp khán giả có thêm nhiều kiến thức bổ ích để xử trí bệnh tình kịp thời.
Mở đầu tiểu phẩm tình huống, khán giả được thưởng thức giọng hát ngọt ngào, da diết của cô “osin” Tuyền Mập cùng nhân vật Việt Hương đang mải mê diễn tuồng. Đang diễn, Tuyền Mập “nhập vai” ngồi lên đùi Việt Hương bỗng chốc khiến chị chóng mặt. Trong khi Việt Hương mệt mỏi nằm soài trên ghế sofa thì cô “osin” vẫn chẳng biết trời trăng gì mà vẫn tiếp tục “phiêu” với vai diễn của mình.
Đúng lúc đó, nhân vật Lê Nam là người em quen biết của Việt Hương tới chơi, thấy Việt Hương nằm mệt mỏi trên ghế nên đã tới xem và tá hỏa khi phát hiện chị bị tụt đường huyết. Vừa hay, Việt Hương đã xin Lê Nam viên kẹo để ngậm để lấy lại tỉnh táo. Theo như nhật vật Việt Hương, khi bị tụt đường huyết, người bệnh cần ngậm ngay một viên kẹo hoặc uống một cốc nước đường để đường huyết được ổn định. Tuy nhiên, chị chỉ biết mỗi cách đấy nên đã hỏi cậu em của mình xem có biết thêm cách nào để xử trí nhanh khi đường huyết giảm đột ngột không. Cuối cùng, không nghĩ ra được cách gì nên cả 2 đã phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
Theo bác sĩ Lê Tuyết Hoa – Giám đốc Đại học Y Phạm Ngọc Thạch: “Triệu chứng bị hạ đường huyết rất thường xuyên gặp ở người bị bệnh tiểu đường. Khi đường huyết hạ bệnh nhân sẽ thấy bủn rủn chân tay và thấy đói rất sớm mặc dù chỉ mới ăn cách đó không lâu; nặng hơn, bệnh nhân sẽ thấy vã mồ hôi, tim đập thình thịch. Nếu không biết để xử trí thì đường huyết sẽ tiếp tục hạ, dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, hôn mê và nghiêm trọng có thể gây tử vong.”
Cũng theo lời bác sĩ Lê Tuyết Hoa: “Nếu bệnh nhân bị tụt đường huyết ở cấp độ nhẹ thì cần sự giúp đỡ của người nhà trước khi đưa đến bác sĩ. Khi thấy triệu chứng, có thể cho người bệnh uống nước đường hoặc bất cứ thức ăn gì mà người bệnh có thể ăn ngay lúc đó thì sau 15-20 phút bệnh nhân sẽ tỉnh táo lại. Còn đối với trường hợp nặng hơn, khi cho bệnh nhân uống nước đường xong cần ngay lập tức đưa tới bác sĩ để có thể chữa trị kịp thời.”
Nghe tư vấn của bác sĩ xong, Việt Hương, Lê Nam và cả Tuyền Mập đều thở phào nhẹ nhõm vì may mắn xử trí nhanh chứ để lâu là chị Việt Hương xảy ra chuyện. Thấy bác sĩ tư vấn có thể sử dụng thuốc thảo dược để chữa trị, Lê Nam còn tặng cho Việt Hương hộp thuốc mà mình đã “thủ” sẵn trong túi, được Bộ Y tế cấp phép khiến cô cảm động.
Bên cạnh đó, nhiều người nghĩ rằng, những người béo thường sẽ có mối liên hệ mật thiết với bệnh tiểu đường bởi họ rất thích ăn đồ ngọt và những thực phẩm có lượng đường cao.
Tập 72 chương trình “Bác sĩ gia đình” với chủ đề “Mối liên hệ giữa bệnh béo phì với tiểu đường” được phát sóng vào lúc 12h50 chủ nhật ngày 12/4 sẽ giúp khán giả giải đáp những thắc mắc này. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền Hình Vĩnh Long thực hiện.