logo
Thứ năm, 09/11/2023 18:16:34

Loạt Startup công nghệ đổ bộ, người nhận được đầu tư, người nhận lời khuyên về sai lầm mà nhiều Tech Startup mắc phải


(Dispatch.vn) - Tập 9 của Shark Tank Việt Nam mùa 5 vừa lên sóng truyền hình.

Startup đầu tiên xuất hiện ở tập 9 là Lê Hoàng Nhật, đồng sáng lập và điều hành AirCity, startup cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà trọn gói dành cho các chủ nhà và các đơn vị kinh doanh nhà cho thuê bằng cái nền tảng công nghệ. AirCity quản lý check in – check out cho khách, quản lý hợp đồng, quản lý các sự cố, thu hộ – chi hộ, phát hành bill, bảo trì bảo dưỡng tòa nhà, giám sát định kỳ, vệ sinh và tổng hợp thu chi cho chủ nhà… AirCity giải quyết 3 “nỗi đau” của chủ nhà hiện tại về vấn đề nhà cho thuê: Thứ nhất là vấn đề tài chính vì khách bỏ cọc, trốn cọc, mất mát tài sản. Thứ 2 hai là về tinh thần khi phải túc trực 24/7 chăm sóc cho cư dân khách trọ, khách thuê, hoặc phải giải quyết bài toán nhân sự của đội ngũ. Thứ 3 là khó khăn trong việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình vì 2 vấn đề nêu trên.

AirCity hiện tại đang giúp 12 đối tác của mình quản lý 40 tòa nhà với hơn 500 căn hộ dịch vụ tại Tp.HCM, Hà Nội và Cần Thơ. AirCity xây dựng 1 nền dữ liệu đấu nối và kết hợp với các hệ sinh thái công nghệ khác như dữ liệu bán phòng đang được triển khai trên Tiki thông qua Tini app, các thông báo phí và các hóa đơn xác nhận cũng như đánh giá 5 sao, báo sao kê gạch nợ tự động. Camera AI sẽ xác thực gương mặt và check in không cần dùng thẻ từ, dấu vân tay để mang lại trải nghiệm tuyệt vời hơn, tốt hơn cho cư dân là người ở, và mang lại giải pháp chi phí thấp và bền vững cho chủ nhà.

AirCity bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái với chương trình Antler, quỹ đầu tư toàn cầu đã tổ chức chương trình dành cho các Founder tại Việt Nam mùa đầu tiên. “Chúng tôi may mắn là một trong những startup đã được đầu tư Antler vào tháng 1 năm nay với deal là 85.000 đô la Mỹ cho 12% cổ phần.” Hoàng Nhật tự hào chia sẻ.

Mục tiêu của AirCity là sẽ chuyển đổi số cho 100 ngàn tòa nhà căn hộ tại các thành phố tại khu vực Đông Nam Á và hi vọng sẽ trở thành tiểu kỳ lân của Việt Nam trong lĩnh vực pubtech. Đến với Shark Tank, AirCity đang có kế hoạch gọi vốn consist round 1 triệu đô la với pre-money là 4 triệu đô. Và muốn các Shark đồng hành với offer 100 ngàn đô cho 2%.

AirCity đang làm việc với vài VC (Vốn đầu tư mạo hiểm) ví dụ Golden Gate Ventures đang vào Việt Nam, bên Access Ventures, VIC, VIK partner (nhà đầu tư Angles).

Shark Louis đề nghị Startup giải thích thêm về việc từ 700 nghìn đô của Antler nay tăng lên đến 4 triệu đô, Startup lý giải rằng giá trị định giá 4 triệu đô pre valuations là bây giờ bắt đầu đến vòng siết round, đến cuối năm sẽ close deal. Doanh thu của 1 năm nay, dự kiến quý 1 có doanh thu là 48 triệu đồng, quý 2 là 110 triệu đồng, quý 3 dự kiến là 230 triệu đồng và quý 4 là 460 triệu đồng. Tức là tổng doanh thu của 1 năm 2022 khoảng 850 triệu đồng.

Doanh thu của AirCity là từ phí quản lý, thu trên doanh thu tòa nhà, với 5% trên doanh thu. Hiện tại Startup quản lý nhà cho thuê, nhà phố, chưa vào được chung cư.

Khi được hỏi tiền này để làm gì, Startup cho biết muốn tự phát triển hệ thống, các hệ thống tự động và các nền tảng dữ liệu. Tiếp nữa sẽ đầu tư vào branding, community event cho cộng đồng cư dân. “Tụi em muốn tổ chức những sự kiện, ví dụ 1/6 vừa qua là sự kiện để cho các em chơi những trò chơi, và tụi em cũng muốn làm sự kiện cho cả cư dân. Và tụi em muốn vào chung cư nữa. Nếu không có sự đồng hành và hỗ trợ thì sẽ rất chậm để vào chung cư.” Startup cũng muốn triển khai mô hình thí điểm microwave house, là wisehouse nhỏ để phục vụ cho các hệ thống nhà cho thuê và các chung cư sau này, giặt sấy tự động hoặc chứa những đồ nội thất dư, để xe hoặc ít sử dụng, cho thuê không gian để đồ.

Startup hiện cũng đang cung cấp dịch vụ giặt sấy định kỳ tận phòng cho các cư dân và thay nước mỗi 2 tuần 1 lần cái bình nước 20 lít để mang lại cái trải nghiệm tốt hơn, tiện lợi hơn cho cư dân.

Hoàng Nhật cũng chia sẻ hiện tại bên anh chỉ có thể scale 5000 phòng nên cần 1 triệu đô để bắt đầu xây dựng team Tech làm sản phẩm thật sự để scale rộng hơn. Mục tiêu năm sau của AirCity là 8000 phòng, năm 2024 là 32,000 phòng, năm 2025 là 64,000 phòng và 2026 là 100,000 phòng.

AirCity cũng hỗ trợ cho chủ nhà cho thuê phòng bằng việc làm việc với các môi giới bên ngoài và bán hàng trực tiếp trên Tiki. Nhà cho thuê là dài dạn từ 6 tháng trở lên, với phí môi giới là 60% (trên tiền thuê của tháng đầu tiên)

Shark Liên là người đầu tiên đưa ra offer. “Trong lĩnh vực này thật sự là không hấp dẫn đối với tôi, nên tôi không đầu tư.

Shar Hưng đánh giá với doanh thu khoảng mấy chục ngàn đô, mấy trăm triệu mà Startup đã đặt ra 1 mức định giá khá tham vọng. “Mặc dù là mức giá tôi đưa ra sau đây vẫn là rất là cao so với định giá của tôi, nhưng tôi vẫn mong rằng với sự tôn trọng của bạn, với một người tâm huyết cộng với hệ sinh thái mà chúng tôi đang có, có thể hỗ trợ cho bạn. Đó cũng là bước đầu để chúng ta có thể đặt nền móng cho cái sự hợp tác lâu dài tiếp theo. Tôi đề nghị là 100 ngàn đô cho 10%.”

Shark Linh cho rằng Startup thú vị, tuy nhiên nó không nằm trong chiến lược hoặc khẩu vị đầu tư của bà, vì vậy quyết định không đầu tư.

Shark Louis nhận định Startup còn quá sớm cho ông, bởi doanh thu một năm nay còn quá thấp, nên khi Startup giải thích sự khác biệt là tăng trưởng mạnh như thế nào ông cũng không cảm thấy thuyết phục. Ông không đầu tư.

Shark Bình thấy Startup rất là phù hợp với hệ sinh thái của NextTech, tuy nhiên cũng mắc 1 sai lầm mà rất nhiều startup khác cũng hay mắc phải, đó là có hiện tượng ngáo vốn. “Ngáo vốn ở đây nghĩa là mình cứ cố gắng, cố sống cố chết để gọi một vòng vốn và cố gắng phấn đấu mà lúc nào mục tiêu cao nhất của mình cũng là Valuation cao nhất. Gọi được số vốn ở một định giá rất cao nhưng không tương xứng với năng lực, cái kết quả kinh doanh của Startup tại thời điểm đó dẫn đến cái hệ quả cực kỳ to lớn đó là không gọi được vốn vòng sau. Sang vòng sau thì các nhà đầu tư khác người ta bảo là ôi ngáo giá hết rồi, người ta không vào nữa. Đấy là 1 cái kinh nghiệm về việc ngáo vốn của các startup. Và tôi cũng không thể chào được mức nào cao hơn so với mức mà Shark Hưng đã chào. Chính vì vậy tôi sẽ không đầu tư.”

Startup đề xuất 100 ngàn đô cho 5%, tuy nhiên Shark Hưng từ chối. Cuối cùng AirCity đồng ý offer của Shark Hưng với mức 100 ngàn đô cho 10%.

Startup tiếp theo đến với Shark Tank Việt Nam là Tim Lee – Giám đốc điều hành & nhà sáng lập của Carrect. Anh đến Shark Tank Việt Nam để kêu gọi các Shark đầu tư 400.000 USD đổi lấy 13% cổ phần của công ty.

Carrect là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc xe hơi cao cấp. Không chỉ cung cấp dịch vụ rửa xe, startup này còn thay dầu động cơ, thay pin. Cùng với đó, Carrect phát triển ứng dụng báo giá AI để khách hàng có thể ước tính mức giá trong vòng 5 giây.

Giới thiệu về dịch vụ rửa xe của Carrect, Tim Lee cho biết doanh nghiệp này đang sử dụng công nghệ Nano để có thể hấp thụ bụi bẩn. Dịch vụ của Carrect có giá khoảng 250.000Đ và chỉ cần khoảng 2 lít nước, tùy vào kích thước của xe. “Chúng tôi tiết kiệm ít nhất 100 lít mỗi lần rửa xe”, Tim Lee khẳng định. Carrect đã thực hiện dịch vụ cho 10.000 chiếc ô tô tại Việt Nam và chưa hề nhận phải sự khiếu nại nào.

Theo giới thiệu của Tim Lee, tại Hàn Quốc, dịch vụ này rất phổ biến. Ở nhiều quốc gia như Mỹ, Dubai, Ý, Nhật Bản, nhiều mô hình kinh doanh tương tự đã thành công. Gần đây, một công ty ở Indonesia đã huy động đầu tư với mức định giá hơn 10 triệu USD. Tim Lee tự tin rằng dịch vụ của mình có thể tiếp cận các nước ASEAN khác nhanh hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào bởi gần đây Carrect đã có một đồng sáng lập mới hoạt động dựa trên công nghệ.

Tim Lee lớn lên ở Thung lũng Silicon, làm trong lĩnh vực bảo dưỡng ô tô trong vòng 2 năm khi đi nghĩa vụ ở Hàn Quốc. Chính vì vậy, anh biết nhiều về bảo trì các thiết bị kỹ thuật ô tô. Anh có bằng cử nhân ở Mỹ và tốt nghiệp thạc sĩ MBA tại Hàn Quốc. Anh có nền tảng về tiếp thị và từng đến hơn 40 quốc gia để thực hiện chiến dịch tiếp thị online (trực tuyến) và offline (trực tiếp).

Cách đây 3 năm, Tim Lee đến Việt Nam. Tin rằng Việt Nam sẽ là Thung lũng Silicon thứ hai, anh khởi nghiệp với Carrect tại Hà Nội và bắt đầu khám phá các nước ASEAN.

Tim Lee kể lại: “Ngay từ đầu tôi đã không nhận được quá nhiều sự ủng hộ từ bạn bè của mình. Họ không tin rằng công việc kinh doanh của chúng tôi có thể thành công. Nhưng bằng việc thực hiện với niềm đam mê và nhiệt huyết của mình, tôi đã có hơn 10.000 khách hàng”.

Nói sâu hơn về tình hình hoạt động của công ty, Tim Lee cho biết Carrect vừa kết thúc cuộc thảo luận cách đây 6 tháng từ doanh nghiệp địa phương Việt Nam và Quỹ đầu tư mạo hiểm toàn cầu. Mục tiêu trong năm nay của Carrect là có ít nhất 10 MOU (Memorandum of understanding – Biên bản ghi nhớ) với các đối tác doanh nghiệp và đã có 6 MOU được thực hiện. Ngoài ra, Carrect cũng đặt mục tiêu có ít nhất 10.000 giao dịch liên tiếp diễn ra tại TP. HCM và Hà Nội.

Trước đây, Tim Lee đã huy động đầu tư được 400.000 USD. Ngoài ra, anh cũng có một khoản tiền dự phòng từ Trung tâm Khởi nghiệp Hàn Quốc thuộc Chính phủ Hàn Quốc. Trung tâm này đã cho anh 100.000 USD để thúc đẩy thị trường ASEAN.

Shark Louis thắc mắc về kế hoạch để Carrect đạt được mục tiêu 1 triệu USD doanh thu trong 2022. Ông cũng đặt câu hỏi về việc startup huy động vốn trong giai đoạn này có quá sớm hay không.

Tim Lee cho biết anh có chiến lược tiếp thị tự động, có MOU với proptech (công nghệ bất động sản), insurtech (bảo hiểm công nghệ) và hiện có 5 triệu MOU.

“Chúng tôi đang tạo ra một hệ thống sinh thái mà chúng tôi có thể mang lại: “mua xe, check xe, chăm sóc xe””, Tim Lee cho biết.

Khi Shark Linh đặt câu hỏi về việc mở rộng dịch vụ, Tim Lee cho biết mỗi năm có 300.000 ô tô bán ra và Việt Nam đã có 6 triệu ô tô được đăng ký. “Tôi tin rằng sau 10 năm quý báu của tôi ở Việt Nam, chắc chắn số lượng ô tô sẽ tăng lên. Và hầu hết các nước thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) chọn xe điện tử. Tôi tin rằng một số loại xe chạy bằng động cơ đó sẽ đến đây hoặc các nước ASEAN và tôi muốn nắm lấy cơ hội đó”, Tim Lee chia sẻ.

Hiện tại, Carrect đang tập trung 60% vào hình thức B2B (Business to Business – Doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp) và 30% B2C (Business to Consumer – Doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng) về rửa xe thay dầu động cơ và thay pin. Khi có xe điện, Carrect có thể mở rộng cung cấp hệ thống sạc trong khi rửa xe.

Ưu tiên hàng đầu của Startup này hiện nay là thực hiện nhiều MOU với các đối tác doanh nghiệp. Ưu tiên thứ hai là mở rộng sang quốc gia khác. Tim Lee cho biết, anh là thành viên của Block71 và Global Venture Capital. Do đó anh có nhiều kết nối trong thị trường ASEAN để có thể mở rộng ra nhiều quốc gia khác nhau.

Về đào tạo kỹ thuật viên, Carrect có 2 tháng đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Ngoài ra doanh nghiệp này cũng có đào tạo cử nhân. Carrect có 6 cấp độ khác nhau dành cho kỹ thuật viên. Khi họ đạt được cấp độ 1, họ có thể tự làm chủ cửa hàng với thương hiệu Carrect.

Năm 2021, doanh thu của Carrect là 200.000 USD. Năm 2022, doanh nghiệp này kỳ vọng kiếm được 1 triệu USD. Tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào từng dịch vụ.

Khi Shark Louis đặt câu hỏi chi tiết hơn về lỗ lãi thực tế, Tim Lee cho biết năm 2021, lợi nhuận của Carrect là 100.000 USD, lỗ 120.000 USD. Năm 2022, Startup muốn có gần 800.000 USD nhưng lỗ 400.000 USD.

“Bạn đang làm tôi rối đấy. Bạn đã có doanh thu 1 triệu USD, nhưng bạn nói rằng bạn muốn có 800.000 USD. Bạn phải rất dứt khoát và chắc chắn. Bạn là CEO, bạn phải cho tôi biết lợi nhuận ròng hoặc lỗ ròng ước tính năm 2022 của bạn là bao nhiêu. Đừng nói về con số bạn muốn, hãy nói về con số bạn ước tính”, Shark Louis bày tỏ.

Đáp lại, Tim Lee cho biết đến nay, anh có doanh thu gần 300.000 USD. Doanh thu cả năm sẽ là 1 triệu USD và lợi nhuận là 350.000 USD. Tỷ lệ “đốt” tiền gần 30%.

Không đồng tình với cách nhận định này, Shark Linh phân tích: “Nếu bạn có lợi nhuận tức là bạn không có tỷ lệ “đốt” tiền. Bạn chỉ “đốt” tiền nếu bạn có lợi nhuận âm”.

Có đôi chút bối rối trong tính toán nhưng Tim Lee cũng cho biết, hiện tại Carrect đang có lợi nhuận âm, lỗ 40% trên 1 triệu USD.

Shark Liên đặt câu hỏi về sản phẩm cốt lõi mang đến nhiều doanh thu nhất cho Carrect, Tim Lee cho biết đó là rửa xe. Carrect hiện có gần 25 kỹ thuật viên rửa xe, mỗi người có thể rửa được 6 chiếc ô tô mỗi ngày.

Điều này khiến Shark Liên thắc mắc: “Các bạn chỉ là lấy công làm lãi. Tại sao lại lỗ được”.

Shark Hưng tiếp tục đặt câu hỏi để tìm hiểu về cơ cấu chi phí của Startup. Tim Lee cho biết với mục tiêu doanh thu 1 triệu USD, Carrect cần khoảng 70 kỹ thuật viên lành nghề.

“Doanh thu 1 triệu USD vẫn lỗ đúng không? Vậy điểm hòa vốn là gì?”, Shark Hưng hỏi.

Tim Lee chia sẻ, với 400.000 USD huy động được trong Shark Tank, anh sẽ dùng trong 1 năm tới. Sau đó, Carrect sẵn sàng chi tiêu ở Malaysia và Singapore, anh sẽ không cần gây quỹ nữa.

“Một khi tôi huy động được 400.000 trong Shark Tank, chúng tôi sẽ dùng chúng chỉ trong 1 năm tới. Và sau đó chúng tôi sẵn sàng hoàn toàn bằng việc chi tiêu ở Malaysia và Singapore. Tôi không cần gây quỹ nữa hoặc tôi muốn có một hình thức tiếp tục tạo ra doanh thu. Vì vậy, tại thời điểm này, tôi không thể nói được ngày chính xác có thể đạt đến điểm hòa vốn”, Tim Lee chia sẻ.

Shark Hưng hỏi tiếp: “Bạn có thể đạt được bao nhiêu doanh thu để đạt đến điểm hòa vốn?” và Tim Lee trả lời anh cần 16 tháng.

Shark Linh tìm hiểu xem Startup có nhân viên tài chính trong đội ngũ vận hành hay không. Tim Lee cho biết, Carrect có kế toán. Tuy nhiên hầu hết các công việc tài chính sẽ do anh kiểm soát.

Shark Liên là người đầu tiên chốt deal. Bà cho rằng Startup chỉ lấy công kiếm lời thì chẳng có nghĩa lý gì để bị lỗ. Chia sẻ rằng startup không có kế hoạch gì để bà có thể tin tưởng đồng hành cùng nên bà từ chối đầu tư.

Shark Hưng bày tỏ sự lo lắng khi Startup tiếp cận khách hàng bằng ứng dụng. Ông phân tích nếu tần suất truy cập ít hơn một lần mỗi tuần, họ sẽ không cần đến ứng dụng. Ngoài ra, Shark Hưng cũng lo lắng khi Startup nêu ra hiệu quả tài chính không rõ ràng. “Làm sao tôi có thể đầu tư nếu bạn vẫn đang đốt tiền mà không có lãi?”, Shark Hưng nói và từ chối đầu tư.

Shark Linh cũng từ chối đầu tư. Bà chia sẻ vấn đề mà Startup đang gặp phải là ở đội ngũ. Bà khuyên Tim Lee nên xem xét về đội ngũ làm việc của mình để tuyển dụng nhân sự cho lĩnh vực còn thiếu.

Về phía Shark Bình, ông phân tích quy mô thị trường của Carrect khá hẹp. Ông khuyên Startup nên tập trung vào thị trường cao cấp bởi giá dịch vụ của Startup đang gấp 5 lần so với dịch vụ chăm sóc xe truyền thống. Vì tần suất lặp lại sử dụng dịch vụ của khách hàng thấp làm mô hình doanh thu không hấp dẫn nên Shark Bình từ chối đầu tư cho Startup này.

Còn lại Shark Louis, ông nhận định Tim Lee chưa sẵn sàng với lĩnh vực tài chính. “Bạn nói rằng bạn xử lý tài chính nhưng bạn không biết dự báo lỗ lãi. Bạn không thể bảo vệ định giá của mình và những thứ tương tự. Vì vậy đó là vấn đề”, Shark Louis chia sẻ và cũng quyết định không đầu tư.

PiHome là Startup thứ ba đến với Shark Tank tập này. CEO – Co.Founder Trần Bá Thìn và Co.Founder Lê Hoài Thanh chia sẻ rằng có rất rất nhiều khó khăn đã diễn ra trong công tác quản lý và vận hành chung cư tại Việt Nam. Thực tế 95% chung cư Việt Nam đang được quản lý và vận hành không sử dụng phần mềm hoặc có sử dụng phần mềm nhưng chưa hiệu quả. Chính vì vậy mà công tác quản lý và vận hành chung cư tại Việt Nam đang diễn ra rất là khó khăn và phức tạp. Đây cũng là lý do mà PiHome ra đời giúp quản lý vận hành chung cư thông minh. Khách hàng của PiHome là các chủ đầu tư và các công ty quản lý vận hành chung cư. PiHome cung cấp cho khách hàng 1 hệ sinh thái công nghệ toàn diện, linh hoạt để có thể dễ dàng chuyển đổi số, đồng thời xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh một cách hiệu quả.

PiHome tự tin đưa ra 3 điểm mạnh của mình: bảo mật cơ sở dữ liệu của khách hàng, cung cấp mô hình giải pháp toàn diện với công nghệ tối ưu – Microservice và có khả năng phù hợp đáp ứng với tất cả mô hình quản lý chung cư tòa nhà tại Việt Nam. Startup chính thức triển khai đầu năm 2021 và tới nay đã ký được hơn 200 tòa nhà. Theo dự kiến đến năm 2025, PiHome sẽ ký được ít nhất 2000 tòa nhà. Tới Shark Tank, Startup kêu gọi 150 nghìn đô cho 5% cổ phần công ty.

Sau khi nghe xong phần trình bày của Startup, Shark Bình muốn biết rõ hơn về thế mạnh của các bạn. PiHome cho rằng mình khác biệt lớn nhất bởi yếu tố bảo mật. Các Startup khác định vị theo hướng B2B2C đồng nghĩa với việc dùng cư dân cũng là khách hàng của họ còn PiHome chỉ tập trung cung cấp cho khách hàng của mình là B2B thôi. Shark Bình lập tức phản biện lại quan điểm này, ông cho rằng phần lớn các Startup có phần mềm quản lý chung cư này sẽ đi chào các ban quản lý vì ban quản lý áp dụng phần mềm nào thì cư dân của họ sẽ dùng phần mềm đấy.

Startup nói thêm đối với thị trường hiện tại, ko có cty nào làm với sự chuyên sâu như PiHome. PiHome có thể đáp ứng được hàng ngàn chung cư với hàng trăm cái mô hình qly khác nhau trên cùng một nền tảng và đấy là sự khác biệt. Hiện tại PiHome đã làm được 3 bộ giải pháp: bộ giải pháp quản lý, giải pháp vận hành và bộ giải pháp thống kê tài chính. Bộ giải pháp quản lý sẽ giúp cho đơn vị quản lý và vận hành chung cư giao tiếp được với cư dân rồi thu tiền phí thông qua app mà ko cần phải thu tiền mặt hoặc gửi thông báo theo cách thông thường. Còn bộ giải pháp vận hành sẽ giúp việc vận hành chung cư bao gồm các checklist của kỹ thuật viên bảo vệ hoặc lao công cũng có thể thực hiện tại đây.

Startup cũng nói thêm hiện tại công ty đã tích hợp những cái phần như kiểm soát ra vào bằng nhận diện gương mặt và tất cả bộ giải pháp đó đều plugin trên nền tảng của PiHome, kể cả những bộ giải pháp không do PiHome phát triển cũng có thể đưa vào và bán phân phối dưới cái dạng SaaS. Một lần nữa Startup khẳng định đây là việc mà các công ty khác không làm được.

Shark Hưng tỏ ra khá băn khoăn về hình thức thu tiền của Startup, với câu hỏi này họ trả lời rằng công ty đang phân phối theo mô hình SaaS. Trả lời thắc mắc của Shark Liên về vốn đầu tư, Bá Thìn chia sẻ rằng tổng đầu tư khoảng 400 nghìn đô trong đó 250 nghìn đô tiền mặt và 150 nghìn đô còn lại là sức lao động của đội ngũ nhân viên.

Shark Louis lập tức quan tâm tới đối tượng khách hàng lớn nhất hiện nay và chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu. Bá Thìn đưa ra câu trả lời hiện tại họ đang có một số số chủ đầu tư và các công ty quản lý với số lượng doanh thu chia đôi. Tổng doanh thu trong một năm vừa qua của Startup khoảng 100 nghìn đô. Co.Founder khẳng định “Nếu như tụi em thu đủ thì tụi em sẽ đạt được khoảng 360 nghìn đô và đây chỉ riêng cho phí Saas”.

Dựa theo các số liệu này, Shark Hưng nhẩm tính được nếu doanh nghiệp trẻ đạt được đến 2000 khách hàng sau 3 năm, 4 năm nữa tương đương với 2000 tòa nhà thì doanh thu khoảng 1 triệu đô. Tuy nhiên, Bá Thìn lại đưa ra quan điểm tổng doanh thu khi đó lên tới 3,6 triệu đô cho riêng dòng tiền SaaS, chưa bao gồm one time payment. Shark Hưng đánh giá đấy là con số hấp dẫn và làm ông thay đổi một chút tư duy nhưng nếu tới thời điểm PiHome phủ kín 10% tổng chung cư có mặt ở Việt Nam, doanh thu sẽ dừng lại. Shark Bình phân tích thêm quan điểm của Shark Hưng, ông cho rằng thời gian đầu lấy ngắn nuôi dài nhưng về sau thì phải lấy tiền phí dịch vụ hàng tháng trên đầu số căn hộ làm chính, chưa kể tới rất nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ xuất hiện.

Co.Founder Hoài Thanh đưa ra ý kiến cá nhân rằng cô thấy khách hàng ở ngành này rất trung thành tuy nhiên Shark Bình lại lo ngại giùm Startup vì “Con nào nào cũng có hai lưỡi. Nếu không nhanh đối thủ sẽ chiếm được nhiều thị phần hơn và rải đinh trên đường để các bạn khó tăng trưởng. Lúc đó các ông đi sau như các bạn sẽ chết” – Đây là một lời khuyên quý giá từ bậc tiền bối dành cho Startup về sự tính toán đường dài trong phát triển kinh doanh.

Với các câu hỏi tiếp theo về doanh thu của Shark Louis và Shark Linh, Startup hứa hẹn rằng đến hết năm 2022 họ sẽ đạt được 7 tỷ dựa vào tốc độ tăng trưởng cho dù thời điểm hiện tại chỉ mới chạm mốc 1/3. Chia sẻ thêm về vấn đề bảo mật dữ liệu, Bá Thìn cho rằng phương pháp mã hóa đầu và cuối họ đang ứng dụng là một điểm mạnh. Tuy vậy, đây không phải lĩnh vực của Shark Linh nên cô từ chối. Shark Louis cũng nhường quyền thương lượng cho ‘2 ông lớn’ về công nghệ và bất động sản. Tuy vậy, Shark Bình từ chối đầu tư do không phù hợp khẩu vị.

Tới thời điểm nhận được 3 lời từ chối liên tiếp, Bá Thìn đã có một quyết định rất sáng suốt khi ngỏ lời với Shark Liên. Anh hứa hẹn về việc tích hợp bán bảo hiểm, thông qua nền tảng này có thể giúp cho Shark có thêm hàng ngàn người bán bảo hiểm mà không tốn phí. Lời mời gọi này nhưng đúng vào ‘chỗ ngứa’ bởi Shark Liên đang rất quan tâm tới bảo hiểm cháy nổ cho các tòa nhà. “Nếu như thực sự bạn có phần mềm mà những người cùng nhóm của bạn đáp ứng được kết hợp với tôi thì đó là 1 cái câu chuyện ngoài kiếm tiền chúng ta còn mang được những cái giải pháp an toàn cho những người đang sống trong chung cư“. Khẳng định mong muốn được đi cùng Startup lâu dài nên Shark Liên đưa ra đề nghị 150 nghìn đô cho 35% cổ phần.

Sau lời đề nghị này, Shark Hưng cũng rút khỏi cuộc deal bởi kế hoạch của Startup trong vòng này chỉ dành tối đa 20% cho nhà đầu tư. Ông cho rằng Startup đang còn nhiều tham vọng và đã có Shark Liên rồi nên ông từ chối đầu tư. Shark Liên khẳng định rằng bà có thể làm công ty tăng trưởng mạnh hơn vì ‘bà ngoại’ đầu tư vào con người và muốn đồng hành lâu dài. Cũng chính vì lý do này, Shark Liên giữ nguyên con số 35% thay vì 22% như Startup yêu cầu. Nhận thấy 150 nghìn đô cho 35% vượt quá mức dự định ban đầu nên PiHome xin phép từ chối Shark Liên.

Như vậy PiHome đã ra về mà không nhận lời đề nghị từ Shark Liên tuy nhiên hai Co.Founder chắc chắn đã có nhiều trải nghiệm vô giá khi tham gia Shark Tank mùa 5.

Startup cuối cùng đến Shark Tank Việt Nam mùa 5 tập 9 gọi vốn là Nguyễn Trịnh Hồng Ngọc. Chị có khoảng 7 năm làm kỹ sư phần mềm và hiện là Nhà sáng lập, Điều hành kiêm Giám đốc công nghệ của Momby – ứng dụng dành cho ba mẹ bầu và nuôi con nhỏ do các bác sĩ sản khoa, nhi khoa đồng xây dựng.

Ứng dụng Momby có xây dựng trợ lý thông minh tên gọi là Doti để tư vấn cho cha mẹ. Người dùng cũng có thể gia nhập cộng đồng với sự tham gia của bác sĩ để nhận được chia sẻ tin cậy từ chuyên gia. Momby cũng cung cấp tiện ích để cải thiện sức khỏe, những bài tập để bổ trợ cho thai kỳ.

Đến Shark Tank Việt Nam, Hồng Ngọc kêu gọi đầu tư 250.000 USD cho 10% cổ phần công ty.

Momby hiện có 5 angel (nhà đầu tư thiên thần) và 1 cố vấn với tổng cổ phần là 160.000 USD dưới dạng safe note (khoản chuyển đổi an toàn). Do đó, Hồng Ngọc vẫn đang sở hữu 100% cổ phần của công ty.

Momby đã được phát triển hơn 2 năm với 200.000 USD, vốn điều lệ là 170.000 USD. Dù chỉ thông qua bác sĩ chia sẻ và người dùng mời bạn bè nhưng Momby đã có 22.000 người dùng, có doanh thu 52.000 USD và 3 công ty sử dụng ứng dụng có trả phí.

Doanh thu của Momby đến từ 2 nguồn chính là subscription (khách hàng trả phí định kỳ) và tích hợp liên kết quảng bá các sản phẩm dịch vụ cho mẹ và bé. “Tức là bên em xây dựng trợ lý Doti nhưng không có ý định thay thế bác sĩ. Trường hợp đặc biệt, mình vẫn phải gặp bác sĩ trực tiếp để tư vấn”, Hồng Ngọc lý giải.

Trong số 22.000 người dùng, có 20% người dùng thường xuyên hàng tháng. Để thu hút thêm người sử dụng, Momby thông qua bác sĩ gợi ý và vẫn chưa chính thức chạy quảng cáo. Hồng Ngọc giải thích, cô hướng đến người dùng mời người dùng để tiết kiệm chi phí marketing.

Mức phí cơ bản để sử dụng ứng dụng là 319.000Đ/năm cho một tài khoản. Nếu cả ba và mẹ cùng sử dụng thì phí là 499.000Đ.

Shark Liên đặt câu hỏi về nguồn thông tin đưa vào ứng dụng và sự khác biệt so với thông tin tìm kiếm được trên Google. Hồng Ngọc cho biết khi vào thai kỳ, mẹ cần một profile (hồ sơ) xuyên suốt. Lúc này, trợ lý Doti sẽ thể hiện khả năng của mình là hỗ trợ ba mẹ theo một cách cá nhân hóa.

Momby đặc biệt chú trọng về nguồn thông tin. Do đó, Startup sẽ có một đội bác sĩ, một đội nội dung trao đổi với nhau, phân tích ra từng giai đoạn trong thai kỳ. Sau khi tất cả đã được chuẩn hóa mới đưa cho Doti học.

Momby đặt mục tiêu trong vòng 1 năm tới có khoảng 300 – 400 ngàn người dùng. Ngoài đối tượng B2C (Business to Consumer – Doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng), Momby còn cung cấp dịch vụ tới các doanh nghiệp muốn có chế độ phúc lợi cho nhân viên.

Shark Hưng cho rằng nhu cầu của thị trường là có và ứng dụng này mang lại được lợi ích cho người dùng. Nhưng ông băn khoăn về yếu tố giúp số lượng người dùng đủ lớn để thu được tiền, phát triển được doanh thu. Ông chỉ ra nếu ứng dụng AI thì ở góc độ nào đó, độ tin cậy còn hạn chế. “Như bạn thấy, bạn mới chỉ xây dựng được bộ content (nội dung) ban đầu, nó chưa thể giải quyết được tất cả mọi câu hỏi cũng như độ chính xác cho từng cá thể, cho từng người còn chưa cao”, Shark Hưng nói.

Hồng Ngọc cho biết, hiện tại Momby đã hỗ trợ giai đoạn sau sinh từ 0 – 5 tuổi và sắp tới sẽ bổ sung thêm giai đoạn tiền sản, chăm sóc phụ khoa. Như vậy thời gian sử dụng trên ứng dụng sẽ kéo dài ra.

Sau khi trải nghiệm ứng dụng của Startup, Shark Bình đánh giá ứng dụng này làm ra như kiểu demo (bản dùng thử) vì có nhiều câu hỏi đơn giản nhưng Doti không trả lời được.

Chủ tịch HĐQT NextTech nêu quan điểm: “Tôi không cho rằng công nghệ thông tin hiện nay đã có thể làm mượt được chức năng mà bạn đang hướng đến. Tức là tính năng ứng dụng, tư vấn một cách chính xác cho những người mẹ”. Với tham vọng của Startup và chất lượng sản phẩm như vậy, ông từ chối đầu tư.

Tiếp đó, Shark Hưng cũng đưa ra ý kiến. Ông cho rằng Hồng Ngọc học công nghệ thông tin, làm lập trình viên. Mà tố chất của lập trình viên là người behind (đứng phía sau). Nhưng nếu làm CEO (Giám đốc điều hành) thương lượng với các đối tác, phát triển kinh doanh, thị trường thì cần nhiều hơn thế.

Ông cho rằng kêu gọi đầu tư 250.000 USD thì cần tự tin, mạnh mẽ, phải cương quyết, phải có khí chất để người khác đưa tiền. Cảm thấy Hồng Ngọc không đủ mạnh mẽ và hơi yếu đuối nên ông quyết định không đầu tư.

Đồng quan điểm với Shark Hưng, Shark Liên đánh giá Hồng Ngọc bất lợi vì là dân công nghệ, làm kỹ thuật. Bà cũng đưa ra những lời khuyên cho nữ Startup: “Bạn lên thuyết trình bạn phải tìm người nói rất lưu loát và tự tin”, “nếu bạn điều hành một trang mạng xã hội liên quan đến phụ nữ thì bạn phải cần có sự mạnh mẽ, ít nhất là để cho các chị em khác tin vào bạn”.

Tuy ủng hộ chị em phụ nữ nhưng bà cho rằng không phải cái gì cũng có thể chuyển đổi số, đặc biệt là liên quan đến tính mạng, sức khỏe của mẹ và bé. Vì quan ngại điều đó nên bà quyết định không đầu tư.

Shark Linh cho rằng nhu cầu của bà mẹ trong mỗi giai đoạn từ muốn có thai, đang có thai và sau khi sinh là khác nhau. Bà đánh giá thị trường của Startup có nhu cầu nhưng để đáp ứng được nhu cầu đó thì cần nghiên cứu nhiều.

“Có thể là em chưa nghiên cứu đủ sâu và cũng có thể em vừa CTO, vừa CEO. Mình rất khó để đóng hai vai trò cùng một lúc. Chị khuyên em tìm một người để đồng hành với mình”, Shark Linh đưa ra ý kiến và từ chối đầu tư.

Còn lại Shark Louis, dù ông rất thích các công ty về vấn đề xã hội và tôn trọng lý tưởng của startup nhưng đánh giá mô hình kinh doanh không phát triển bền vững nên ông không đầu tư.

Ông cũng khuyên Hồng Ngọc cần luyện tập nhiều hơn về cách phát biểu, giọng nói, cách thuyết phục. “Em phải mạnh mẽ người ta mới nể em. Anh mong em cân nhắc cái đó”, Shark Louis cho biết.


Shark Tank Việt Nam mùa 5 tập 9

 


Từ Khóa:

Tin Liên Quan