H’Hen Niê đã làm nên lịch sử khi toả sáng trong top 5 chung cuộc Hoa hậu Hoàn vũ 2018. Tuy nhiên, nhiều người hâm mộ tỏ ý tiếc nuối và cho rằng người phiên dịch của H’Hen Niê chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cụ thể, ở phần thi ứng xử, MC Steve Harvey đã đưa ra câu hỏi rằng: “The #MeToo movement has sparked a global conversation. In response, some have said that the world has become too politically correct. Do you think the #MeToo movement has gone too far?”.
Tạm dịch như sau: “Toàn cầu đã bùng nổ tranh luận vì phong trào #MeToo. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng thế giới đang quá “đúng đắn về chính trị”. Bạn có nghĩ rằng phòng tráo #MeToo đã đi quá xa?”.
Tuy nhiên, sự thể hiện của người phiên dịch gây chú ý khi phiên dịch quá giản lược câu hỏi và câu trả lời của H’Hen Niê. Ở phần câu hỏi, phiên dịch viên đã bỏ qua mất cụm từ quan trọng “politically correct”.
Đây là thuật ngữ “Đúng đắn về chính trị”, dùng để mô tả ngôn ngữ, chính sách, hoặc các biện pháp nhằm tránh các hành vi gây bất lợi cho các thành viên của các nhóm cụ thể trong xã hội. Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận công cộng và trên các phương tiện truyền thông, cụm từ này thường được sử dụng với nghĩa xấu, ám chỉ các chính sách quá đáng, thể hiện sự biến tướng của phong trào.
H’Hen Niê trả lời ứng xử với sự trợ giúp của phiên dịch viên. |
Do không mạnh về tiếng Anh, H’Hen Niê lựa chọn trả lời bằng tiếng Việt với sự giúp đỡ của người phiên dịch. Câu trả lời chính xác của H’Hen Niê là: ” Với bản thân em, #metoo không nói quá. Bởi vì bảo vệ sức khoẻ con người hay bảo vệ trước sự lạm dụng tình dục, bảo vệ con người, bảo vệ phụ nữ, đó là cái quyền rất lớn”.
“Con người chúng ta cần được bảo vệ. Trong cuộc sống của chúng ta cần được tự do và cần được bảo vệ”.
Tuy nhiên, sự thể hiện của người phiên dịch gây chú ý khi phiên dịch quá giản lược câu trả lời của H’Hen Niê. Trong khi, H’Hen Niê chia hai ý bảo vệ con người và bảo vệ phụ nữ.
Người phiên dịch lần đầu nói: “Cô ấy không nghĩ phong trào này đã đi quá xa, bảo vệ phụ nữ và quyền phụ nữ là những điều đúng đắn” và phiên dịch nửa còn lại: “Phụ nữ cần sự bảo vệ và quyền của họ”.
Khán giả dành sự tiếc nuối cho đại diện Việt Nam. |
Dù phần trả lời ứng cử của H’Hen Niê còn ngắn và thiếu ý đắt giá. Tuy nhiên, người phiên dịch cũng chưa thực sự hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của cô ấy. Ngay từ đầu khi dịch câu hỏi từ tiếng Anh ra tiếng Việt, người phiên dịch cũng để lộ điểm yếu tiếng Việt.
Đáng nói, trong top 5, đại diện đến từ Puerto Rico cũng trả lời ứng xử bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và không lọt vào top 3 chung cuộc. Người hâm mộ tiếc nuối khi cho rằng H’Hen Niê có thể đạt kết quả tốt hơn.
H’Hen Niê là người đạt thành tích cao nhất trong lịch sử Việt Nam tại đấu trường Hoa hậu Hoàn vũ. Trước đó, Hoa hậu Thuỳ Lâm từng lọt vào top 15 tại Miss Universe 2008, khi cuộc thi này tổ chức tại Việt Nam.