logo
Chủ nhật, 21/05/2023 15:59:54

Đạo diễn Nhật Thanh: “Lee Nghĩa là nhà sản xuất phim ảnh cực kỳ chịu chơi”


(Dispatch.vn) - Bộ phim Ông bố đeo tạp dề của đạo diễn Nguyễn Đức Nhật Thanh và nhà sản xuất Lee Nghĩa đang thu hút khán giả truyền hình khi phát sóng vào lúc 19:45 hàng ngày, bắt đầu từ 18/05 trên SCTV14 – Kênh Phim Việt.

Bộ phim Ông bố đeo tạp dề đang thu hút khán giả truyền hình khi phát sóng vào lúc 19:45 hàng ngày, bắt đầu từ  18/05 trên SCTV14 – Kênh Phim Việt.

Bị đồng nghiệp chơi xấu, biên tập viên Hoài Nam gây ra sự cố có một không hai trên sóng truyền hình và bị đuổi việc.

Vụ scandal khiến Nam thất nghiệp, trong khi đó Thanh Vân – vợ anh dù trước đó chỉ là nhân viên tạp vụ trong Đài truyền hình nhưng nhờ tài ăn nói và khả năng làm việc, tiếp thu tốt lại trở thành biên tập viên có tiếng của Đài. Vì thương vợ làm việc cực khổ, con cái thiếu bàn tay chăm sóc nên Nam quyết định lui về hậu trường, trở thành người đàn ông nội trợ – lo việc con cái, nhà cửa và thư thả tìm việc khác.

Thời gian trôi đi, trong khi Nam bị ức chế vì miệt mài tìm kiếm việc mới mà chưa được thì Vân ngày càng thăng tiến hơn trong công việc. Không những thế, Nam còn xao nhãng chuyện chăm sóc con cái khiến Vân mệt mỏi khó chịu và thường xuyên cãi vã với Nam. Đỉnh điểm là khi Nam nhận làm MC cho buổi lễ Ngôi Sao màn ảnh thì bắt gặp Vân và ông Hoàng – Giám đốc Đài đi chung (nhưng trước đó Vân lại nói với Nam là đi làm). Việc Vân thăng tiến nhanh trong công việc cùng với sự đồn thổi về mối quan hệ giữa Vân và ông Hoàng đã khiến Nam bực tức, gây sự với Vân… bắt Vân phải từ bỏ công việc hiện tại. Điều đó làm cho Vân cảm thấy Nam quá vô lý và ích kỷ.

Giữa lúc tình cảm hai vợ chồng đang rối ren thì Nam gặp lại Trúc, người yêu cũ và được Trúc giúp đỡ trong công việc. Sợ Vân ghen, Nam quyết định sẽ che giấu chuyện này. Còn Vân, cô lại bị mọi người nhìn thấy đi vào khách sạn cùng ông Hoàng. Nam và Vân quyết định ly dị khi Nam đến dằn mặt ông Hoàng vì biết Vân và con gái đến dùng cơm tại nhà riêng tại nhà ông. Đây là sự sắp đặt của Trúc và Thuý Hằng khiến Nam không kìm nén được đã hành động một cách lỗ mãng và hồ đồ. Vân không chấp nhận được hành động này, cộng thêm những rạn nứt trước đó khiến cho Vân kiên quyết ly hôn. Gia đình nhỏ của Nam đứng trước nguy cơ đổ vỡ.

Kể từ ngày bộ phim đóng máy vào cuối tháng 12/2022 đến nay đã hơn nửa năm, tôi rất mong chờ ngày bộ phim được chính thức ra mắt khán giả. Với tôi, bộ phim không đơn thuần là một sản phẩm, mà chính là “đứa con tinh thần”, vậy nên khi biết phim sẽ lên sóng trên kênh Phim Việt SCTV14 vào ngày 18/5 tới đây, tôi rất vui và hồi hộp. Vui vì cuối cùng thành quả lao động của cả một tập thể cũng sắp được trình làng. Hồi hộp là vì chưa biết sự đón nhận của khán giả với bộ phim sẽ như thế nào. Đó là điều thú vị của phim ảnh, tất cả luôn là ẩn số cho tới khi công chiếu. Dù sao, tôi vẫn luôn tự tin vào chất lượng bộ phim, tôi tin bộ phim sẽ nhận được nhiều yêu thương của quý khán giả.

Trong guồng quay chóng mặt của xã hội hiện đại, ai cũng chịu khá nhiều áp lực từ thực tế cuộc sống, từ những định kiến do xã hội tạo nên, đặc biệt là nam giới. Tuy được gọi là “phái mạnh”, nhưng kỳ thực người đàn ông có khi lại rất “yếu đuối”, mệt mỏi trước áp lực về việc phải thành đạt trong sự nghiệp, phải chu toàn trọn vẹn trong đời sống hôn nhân, gia đình… Đồng cảm với vấn đề này, kịch bản Ông bố đeo tạp dề đã ra đời. Bộ phim là câu chuyện về Hoài Nam – một biên tập viên Đài truyền hình trong giai đoạn thăng trầm của sự nghiệp, phải chấp nhận ở nhà làm người đàn ông nội trợ, chăm con, nghĩa là một “ông bố đeo tạp dề” để vợ đi kiếm tiền. Từ đó, các mâu thuẫn nội tại lẫn ngoại cảnh nảy sinh, gây ra nhiều hậu quả nặng nề, nhất là sự đổ vỡ của hôn nhân, gia đình. Vậy nên khán giả trong quá trình đồng hành cùng câu chuyện vượt qua khó khăn của các nhân vật, cũng có thể tự đúc kết cho riêng mình một bài học cuộc sống.

Các phim tôi từng đảm nhận vai trò đạo diễn khá đa dạng: từ tâm lý xã hội, ngôn tình, đến phiêu lưu mạo hiểm, giả tưởng xuyên không… Nên có thể nói phim Ông bố đeo tạp dề là một mảng màu tươi sáng trong tổng thể bức tranh đa sắc đó.

Điểm khác biệt của bộ phim nằm ở câu chuyện liên quan đến một ngành nghề khá thú vị nhưng từ trước đến nay ít có phim nào khai thác, đó là ngành truyền thông, truyền hình. Còn điểm giống nhau là các phim tôi làm luôn mang hơi thở của cuộc sống hiện đại, với các đề tài và câu chuyện độc đáo, mới mẻ, bắt nhịp với xu thế xã hội và thị hiếu thưởng thức của khán giả.

Nhiều bộ phim có thói quen chọn dàn diễn viên tên tuổi để bảo chứng cho rating của phim, nhưng Ông bố đeo tạp dề lại lựa chọn một dàn diễn viên khá trẻ. Phải nói rằng có một sự đồng thuận ngay từ đầu giữa tôi và nhà sản xuất Lee Nghĩa, đó là chúng tôi sẽ ưu tiên tạo điều kiện và dành cơ hội cho các diễn viên trẻ có năng lực. Cá nhân tôi luôn thích tìm tòi, khai phá những nhân tố mới trong ngành, chứ không thích chỉ quẩn quanh những gương mặt cũ, có như vậy thì các bộ phim mới đa dạng và hấp dẫn.

Trong phim Ông bố đeo tạp dề, tôi đặt niềm tin vào các diễn viên trẻ, đồng thời cũng kỳ vọng vào sự nỗ lực hết sức của họ. Chúng tôi lựa chọn các diễn viên trẻ thông qua việc casting và sàng lọc kỹ càng, cẩn thận, để tìm được diễn viên hợp độ tuổi và ngoại hình, tính cách nhân vật, đủ năng lực chuyên môn để đảm nhận vai diễn. Và qua đó, các diễn viên Thành Khôn, Mai Tâm Như, Anh Tú, Bảo Trung, Khánh Linh… đã được chọn.

Các diễn viên đã làm rất tốt vai trò của mình trong dự án, từ những diễn viên trẻ cho đến các diễn viên dàn bao gạo cội. Tôi thực sự hài lòng trước sự nỗ lực và tận tâm với vai diễn của họ. Mỗi diễn viên đều để lại cho tôi những ấn tượng thú vị riêng, mà có lẽ sẽ không đủ để kể hết trong khuôn khổ một bài phỏng vấn.

Mai Tâm Như thể hiện vai bà mẹ U30 hai con rất đạt, dù cô còn khá trẻ. Thành Khôn thì diễn rất linh hoạt trong nhiều cung bậc cảm xúc. Sự phối hợp giữa Thành Khôn và Mai Tâm Như trong vai đôi vợ chồng rất ăn ý. Bảo Trung cũng để lại ấn tượng đặc biệt với vai Tuấn đầy mưu mô. Ánh mắt của Trung có thể toát lên được khí chất nhân vật. Ngoài ra, Anh Huy, Khánh Linh, Anh Tú, Song Dương… và các diễn viên trẻ khác đều khá tròn vai và mang nét tươi mới cho phim.

Các diễn viên gạo cội như Ngọc Lan, Quốc Hùng, Bích Hằng, Quan Khải… cũng đã làm nên một bộ khung vững vàng, nâng đỡ được dàn diễn viên trẻ, để cùng dựng lên một tổng thể phim vững chắc, hài hòa.

Bộ phim có bối cảnh chính là một Đài truyền hình khá hoành tráng và chuyên nghiệp. Tôi rất cảm ơn nhà sản xuất Lee Nghĩa đã quyết tâm dành phần lớn kinh phí vào bối cảnh Đài truyền hình. Trong điều kiện kinh phí không cao cho một dự án truyền hình dài tập, thì phải nói là nhà sản xuất đã rất “chịu chơi”, hết lòng cho dự án, để có thể đáp ứng được yêu cầu của kịch bản, của đạo diễn. Chúng tôi đã dành nhiều thời gian ở giai đoạn khảo sát bối cảnh để tìm được bối cảnh chính ưng ý và chốt phương án sản xuất phù hợp.

Trong giai đoạn sản xuất, thời gian ghi hình dành cho bối cảnh này cũng khá nhiều vì chúng tôi muốn cố hết sức để có thể đem đến cho quý khán giả những hình ảnh đẹp, sôi động, chân thực nhất của một Đài truyền hình.

So với bối cảnh thì phục trang có phần dễ dàng hơn. Là phim tâm lý xã hội nên trang phục của các nhân vật cũng theo xu thế thời trang hiện đại, đẹp và có gu rõ rệt. Với các vai là biên tập viên, MC của Đài truyền hình, chúng tôi có stylist riêng cho các bộ quần áo của nhân vật trong các scene lên sóng truyền hình.

Tôi luôn chuẩn bị trước các color palette (màu sắc cá tính) riêng biệt phù hợp cho từng lý lịch nhân vật, và yêu cầu khi phối chung màu sắc với các nhân vật khác trong cùng một cảnh phải hài hòa cùng nhau, hài hòa với cả màu sắc của bối cảnh.

Về đạo cụ thì các phân đoạn ở phim trường là khó khăn nhất, tiêu tốn kinh phí nhiều nhất trong tổng thể chi phí đạo cụ chung. Tổ thiết kế đã cố gắng sáng tạo hết mức để đáp ứng tối đa yêu cầu của cảnh quay. Tôi thích tạo hình ở cảnh quay Hoài Nam và Thanh Vân day dứt với nhau ở nhà, sau khi Hoài Nam phát hiện đoạn video Thanh Vân đi vô khách sạn với ông Hoàng. Phân đoạn đó nhiều cảm xúc, và là sự mở đầu cho quá trình tan vỡ về sau của đôi vợ chồng. Phân đoạn Hoài Nam tháo nhẫn cưới sau khi ly hôn cũng là một phân đoạn được quay khá chi tiết, nó cho thấy cái yếu đuối không thể che giấu của một người đàn ông.

Ngoài ra, cảnh quay Đạt vì cứu Bảo Ngọc mà bị đâm chết cũng là một cảnh mà tôi ấn tượng. Đoàn phim làm việc tới tận 5h30 sáng để hoàn thành cảnh quay này. Nhân vật Đạt tuy là phụ, thuộc tuyến nhân vật tạo sự hài hước sôi nổi cho câu chuyện chính, nhưng lại có cái kết bi thương, gây xúc động sâu sắc cho người xem.


Từ Khóa:

Tin Liên Quan