Khi bạn đời thất nghiệp
Cuộc hôn nhân hạnh phúc là khi vợ chồng đồng lòng thấu hiểu và chia sẻ cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn thử thách trong cuộc sống. Đặc biệt là khi một trong hai bị mất việc, điều này khiến họ trở nên tự ti, cảm thấy bản thân trở thành gánh nặng cho bạn đời. Rơi vào trạng thái căng thẳng thất vọng, buồn chán vì áp lực tài chính, ngay lúc này người bạn đời cần động viên và hỗ trợ cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn thay vì tỏ ra thất vọng và chê trách từ đó gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của cả hai.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Giàu – Chuyên gia Tâm lý cho biết: “Thất nghiệp là chấm dứt công việc ở nơi làm việc, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để tìm kiếm một công việc khác. Thông qua quá trình thay đổi công việc chúng ta có thể hiểu về bản thân mình hơn, xem đâu là nơi phù hợp nhất để phát triển bản thân mình hơn”.
Thất nghiệp là biến cố lớn đối với một người khi họ rời vào tình huống bị động. Người thân trong gia đình là nguồn lực rất quan trọng trong việc trợ giúp và nâng đỡ tinh thần cho họ khi xảy ra biến cố. Sự nỗ lực cá nhân đôi khi không đủ, khi chúng ta rơi vào giai đoạn mệt mỏi muốn buông xuôi, sự đồng hành từ người thân trong gia đình chính là điểm tựa duy nhất để họ đứng dậy sau khó khăn và vất vả. Bị thất nghiệp không phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp của người bạn đời nói riêng và cuộc sống hai vợ chồng nói chung. Cùng hiểu về điều này vợ chồng có thể thông cảm với nhau động viên và nắm tay cùng vượt qua thử thách.
Clip Khi bạn đời thất nghiệp:
Làm gương cho trẻ khi tham gia giao thông
Không khó để bắt gặp nhiều người khi tham gia giao thông như: sử dụng còi xe một cách vô tội vạ, ngang nhiên vượt đèn đỏ hay leo lên lề, thậm chí nhiều phụ huynh vẫn vi phạm những lỗi này trong quá trình đưa con đến trường. Chưa dừng lại không ít phụ huynh chở con nhỏ ngồi phía trước vô tư để trẻ bấm còi inh ỏi để thỏa mãn tính hiếu kỳ tìm niềm vui của trẻ. Trẻ nhỏ thường hay quan sát và học theo cha mẹ, con em xem phụ huynh là tấm gương hình mẫu lý tưởng của mình. Chính vì thế khi phụ huynh có những hành vi không tốt trong quá trình tham gia giao thông ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ của con trẻ.
Thạc sĩ Lê Thị Minh Hoa – Chuyên gia Tâm lý cho biết, cha mẹ cần là những tấm gương tốt cho trẻ noi theo: “Khi con trẻ hiểu về văn hóa chấp hành luật giao thông sẽ hình thành cho trẻ tư duy biết đâu là giới hạn và tính kỷ luật. Trẻ sẽ hiểu được việc chấp hành luật giao thông không chỉ bảo vệ tính mạng cho mình đồng thời bảo vệ an toàn tính mạng cho người khác”.
Bên cạnh đó gia đình và nhà trường cùng chung tay giáo dục cho trẻ ý thức, đội nón bảo hiểm an toàn và cẩn thận khi ngồi trên xe. Hướng dẫn trẻ hiểu rõ lối đi dành cho người đi bộ, đi theo vạch kẻ đường, giúp con hiểu rõ những xe được ưu tiên khi tham gia giao thông. Kết hợp với việc kể chuyện thông qua tranh ảnh hay tạo tình huống sinh động để chỉ dạy trẻ.
Clip Làm gương cho trẻ khi tham gia giao thông
Câu Chuyện Cuộc Sống là chương trình có thời lượng 7-9 phút khai thác thông tin đa chiều, khách quan về các vấn đề đời sống xã hội đang được công chúng quan tâm. Bằng những cuộc đối thoại ngắn kết hợp video dàn dựng, phóng sự phản ánh, Câu Chuyện Cuộc Sống làm khơi gợi lên những chủ đề đang được xã hội quan tâm như: đạo đức gia đình, trách nhiệm với xã hội, pháp luật, pháp lý, văn hóa, an toàn sống của những cá nhân, tập thể điển hình,… Bên cạnh đó, Câu Chuyện Cuộc Sống còn chia sẻ những ý kiến phân tích, đánh giá từ các chuyên gia, những suy ngẫm, trăn trở về các sự kiện, vấn đề trong xã hội đã, đang và sẽ diễn ra. Đồng thời, chương trình còn tạo nên kênh thông tin phản biện, định hướng dư luận xã hội, mang đến những kỳ vọng về sự tốt đẹp, an lành và hướng thiện.
Câu Chuyện Cuộc Sống phát sóng vào lúc 19:50 Thứ Ba, Thứ Năm và Thứ Sáu hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do Đài truyền hình Vĩnh Long và Jet Studio phối hợp thực hiện.